Tập ăn cơm là giai đoạn rất quan trọng hình thành thói quen ăn thô tốt cho trẻ. Tuy nhiên, những món ăn cần phải đa dạng và phù hợp để con ăn ngon, không bị ngán. Món mặn vừa đảm bảo đủ chất, vừa tạo sự ngon miệng cho trẻ giúp bé tập ăn cơm trong thích thú. Trong bài viết này cùng chuyên gia dinh dưỡng Suất ăn công nghiệp tìm hiểu những kiến thức cơ bản và thực đơn giúp bé tập ăn cơm vô cùng đơn giản và hiệu quả nhé!
Mục Lục Bài Viết
Khi nào cần tập ăn cơm?
Độ tuổi các bé chuyển sang tập ăn cơm là từ 11 đến 24 tháng. Tuy nhiên, nó còn tùy thuộc vào nhu cầu của con cũng như kiểu ăn dặm mà mẹ và bé lựa chọn.
- Ăn dặm BLW là phương pháp ăn dặm cho trẻ tự quyết, thì bé sẽ tiếp xúc với thức ăn thô (trong đó có cơm) ngay từ đầu
- Ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật thì cơm được giới thiệu với con trễ hơn.
- Có bé ban đầu hợp tác với cháo nhưng sau đó lại thích được ăn cơm hơn. Nhìn chung nên bắt đầu tập ăn cơm cho con khi con có răng hàm. con nghiền thức ăn tốt hơn, tiêu hóa dễ dàng hơn. Tránh giới thiệu cơm và đồ ăn thô với con quá trễ sẽ ảnh hưởng khả năng nhai nuốt của con.
Nguyên tắc tập ăn cơm là thô dần, nghĩa là bắt đầu với cơm nát mềm sau tăng độ khô dần dần để hệ tiêu hoá của con làm quen, không bị mệt mỏi.
Món ăn mặn là gì? Có cần nêm gia vị không?
Nhiều người nhầm tưởng món ăn mặn là nêm gia vị. Nhưng không, món mặn là món ăn từ đạm động vật như cá, thịt, trứng, tôm, cua…
Trẻ dưới 1 tuổi tuyệt đối không nêm gia vị. Sau 1 tuổi có thể nêm 1 ít và nên dùng nước mắm dành cho trẻ em. Lượng gia vị có thể tăng dần lên cho đến khi con 3 tuổi. Trước đó, con vẫn nên ăn nhạt vì việc ăn quá mặn sẽ tạo áp lực lên thận vốn chưa hoàn thiện của con.
Có thể dùng những gia vị tự nhiên như bột tỏi, xả, tiêu (1 ít), gừng, quế, mùi tây… để tạo hương vị cho món ăn. Một số loại gia vị như tỏi còn có tác dụng tăng đề kháng.
Có thể giới thiệu đạm động vật cho trẻ từ 8 tháng, bắt đầu với thịt cá trắng, thịt heo, gà, bò… và kết hợp với cơm khi con bắt đầu tập ăn cơm..
Một số món ăn mặn gợi ý cho bé tập ăn cơm vừa ngon vừa tăng cân
Nhiều mẹ thường xuyên “bí món” không biết nấu món gì cho bé ăn. Một số bé trong giai đoạn lười ăn cũng kén ăn hơn. Vậy nên gợi ý thực đơn món mặn dưới đây sẽ giúp mẹ dễ dàng còn con thì thích thú hơn.
Cá hồi áp chảo bơ tỏi
Món ăn này thơm ngon và vô cùng bổ dưỡng, cung cấp canxi, DHA giúp con phát triển tối ưu. Ngoài ra, vị bơ tỏi béo thơm lạ miệng kích thích vị giác con thèm ăn hơn. Không những thế, tỏi con có chất đề kháng giúp con phòng tránh các bệnh vặt như cảm mạo.
Lươn Nhật nướng
Lươn Nhật nướng kết hợp với mè trắng mang lại vị ngọt ngọt, mặn mặn. Lươn là loại thức ăn bổ dưỡng, tuy nhiên mẹ lưu ý làm sạch trước khi chế biến, đun nấu, phi lê róc xương kỹ càng để tránh bị hóc.
Thịt bò cuốn lá lốt
Đây là món ăn cực kỳ dễ làm mà bé vô cùng thích thú nhờ vị ngọt từ bò và mùi thơm lá lốt đặc trưng. Mẹ có thể xắt sợi lá lốt và chiên giòn để rắc lên cơm cho bé ăn kèm như rong biển cũng rất “hao cơm”.
Trứng cuộn
Trứng chiên lát mỏng và cuộn với cơm theo kiểu kimbap giúp con ăn ngon miệng. Trứng cũng cung cấp chất đạm và năng lượng giúp con khỏe mạnh, thông minh hơn.
Su su xào thịt
Với những bé thích ăn rau, đây là món không thể bỏ qua. Su su và cà rốt, thịt heo đều mang lại nguồn dinh dưỡng, chất xơ, vitamin rất cao.
Đùi gà nướng mật ong
Vị ngọt tự nhiên của mật ong giúp kích thích bé ăn ngon miệng. Lưu ý chỉ dùng mật ong cho bé từ 1 tuổi.
Thịt kho trứng cút
Món ăn ngon, nhiều đạm và lại rất dễ ăn. Nhiều bé rất thích ăn trứng và trứng cút là sự lựa chọn hoàn hảo về chất cũng như về lượng.
Cơm trộn rau củ
Thay cơm trắng bằng cơm trộn rau củ giúp bữa ăn của bé không hề đơn điệu. Ngoài tập ăn cơm, bé có thể tập ăn rau củ, tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa của bé.
Những lưu ý khi chế biến thức ăn cho bé
- Nguyện liệu có nguồn gốc rõ ràng
- Đảm bảo vệ sinh từ đầu vào đến trong quá trình chế biến
- Không ninh, hầm quá lâu tránh mất đi chất dinh dưỡng của thức ăn
- Không dùng hộp/khay trữ đông kém chất lượng để trữ thức ăn cho con
- Khi con ăn, ba mẹ luôn giám sát để tránh hóc, nghẹn thức ăn.