Ngộc độc thức ăn diễn ra rất phức tạp và ngày càng gia tăng chủ yếu do vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm như: thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc, thức ăn thức uống bị ôi thiêu. Theo số liệu thống kê trong năm 2018 từ các bệnh viện trên địa bàn TP HCM càng ngày càng tăng lên đáng kể đặc biệt là những ngày nắng nóng trong mùa hè vừa qua.
Mục Lục Bài Viết
Dấu hiệu Ngộ độc thức ăn
Ngộ độc thực phẩm hay ngộ độc thức ăn nói riêng rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến cơ thể trầm trọng và có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Ngộc độc thức ăn nên uống gì? Hôm nay Suất ăn công nghiệp Lê Thanh Sơn sẽ hướng dẫn những dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm (thức ăn và thức uống) và phân tích cách xử lý nhanh.
Bụng khó chịu, đau & đầy hơi
Khi bụng khó chịu, đau và đầy hơi là dấu hiệu rất dễ nhận biết khi bạn bị ngộ độc thức ăn. Tuy nhiên dấu hiệu này rất giống với những bệnh lý về đau bụng khác nên rất có thể bạn dễ nhầm lẫn và chủ quan.
Mẹo: Nếu cơn đau bụng không có dấu hiệu giảm mà càng lúc càng gia tăng cơn đau, và muốn đi vệ sinh thì đó chính là dấu hiệu bạn đã bị ngộ độc thức ăn
Kèm theo tiêu chảy – Nôn
Nếu đau bụng kèm theo đi vệ sinh thường xuyên và đi phân lỏng, hoặc bạn bị nôn, thì dấu hiệu càng rõ hơn vì bạn đã bị ngộ độc thức ăn do có chất độc trong thức ăn làm rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa.
Mệt mỏi: Chán ăn, Sốt, Ra nhiều mồ hôi, và Chóng mặt
Khi bạn bị ngộ độc thức ăn, chất độc đi vào hệ tiêu hóa và bắt đầu thẩm thấu vào trong, lúc này dạ dày không còn khả năng để nạp thức ăn vào được nữa vì vậy trong khoảng 12h bạn sẽ có cảm giác không ăn uống được bất cứ gì. Lúc này do cơ thể bạn ra nhiều mồ hôi, không uống được nước nhiều mà còn nôn dẫn đến cơ thể mất nước và khoáng trầm trọng nên rất dễ bị sốt và chóng mặt.
Cách xử lý bị ngộ độc nhanh
Qua những dấu hiệu trên bạn có thể bạn xác định rõ mình đã bị ngộ độc thức ăn hay chưa, nếu có hãy nhanh tay áp dụng những cách xử lý ngộ độc thức ăn sau.
Ngừng ăn ngay lập tức và Gây nôn
Khi có dấu hiệu ngộ độc thức ăn bạn hãy ngừng ăn món đó và các món khác hay lập tức, sau đó hãy khẩn trương gây nôn bằng nhiều cách như: uống thật nhiều nước (có thể uống nước pha muối loãng) rồi dùng tay sạch móc họng, ngoáy vào họng để gây nôn (chú ý đừng để tổn thương họng).
Đối với trẻ nhỏ: Phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm tổn thương họng trẻ, hãy để trẻ nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Không để trẻ nằm ngửa và nôn vì như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và rất dễ dẫn đến tử vong. Trong quá trình gây nôn, phải luôn phải khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ.
Đưa ngay đến bệnh viên cơ sở y tế gần nhất
Đừng chủ quan ngay cả khi bạn đã nôn hết thức ăn ra ngoài, vì sẽ sót lại độc tố trong cơ thể, đặc biệt kể từ khi bị ngộ độc thức ăn đã hơn 6h. Lúc này chất độc đã hấp thụ vào cơ thể. Lời khuyên: Nên đến bệnh viên hoặc cơ sở y tế gần nhất kể cả bạn đã có dấu hiệu bớt.
Ngộ độc thức ăn nên uống gì?
- Ngộ độc thức ăn nên uống nước, hãy cố gắng uống nhiều nước vào. Khi bị ngộ độc thức ăn cơ thể bị mất nước trầm trọng, vì vậy hãy bổ sung nước.
- Có thể bạn uống thêm men tiêu hóa, hoặc uống Orezol (oresol là loại thuốc giúp bù nước rất hiệu quả, được khuyến cáo cho những trường hợp bị mất nước và chất điện giải do tiêu chảy, sốt cao)… Cảnh báo: hãy cẩn thận tìm hiểu và biết cách pha và uống hợp lý khi sử dụng Oresol
- Uống một ít Trà gừng với mật ong: Trà gừng và mật ong là một loại đồ uống dân gian lâu đời có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, trị các chứng đầy hơi và khó tiêu. Uống trà gừng và mật ong giúp sơ cứu tình trạng ngộ độc thức ăn mà nhiều người chưa biết.
- Uống một ít Chanh + muối loãng: Sơ cứu ngộ độc thức ăn nhanh và có sẵn trong mọi gia đình, hãy dùng một ít chanh và muối pha loãng, nên pha nước ấm, với axit trong chanh sẽ hạn chế và đẩy lùi quá trình sản sinh vi khuẩn, vi trùng do thức ăn ôi thiêu gây ra.
Đừng vội uống thuốc đau bụng và không uống các loại thuốc cầm tiêu chảy. Khi chưa rõ nguyên nhân đừng vội vàng uống các loại thuốc trị đau bụng, vì đau bụng rất nhiều nguyên nhân nên bạn cần biết rõ mình bị nguyên nhân nào, hãy uống thuốc khi bạn đã đến bệnh viện và được khám, kê đơn từ bác sĩ.