Bên cạnh việc chế biến sao cho các chất dinh dưỡng phát huy một cách tốt nhất thì việc bảo quản thực phẩm cũng quan trọng không kém. Cách bảo quản thực phẩm là một quy trình đòi hỏi đạt tiêu chuẩn vì nó ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn và hàm lượng dinh dưỡng còn lại sau hao hụt. Thậm chí còn có một số loại thực phẩm nếu không bảo quản tốt sẽ dẫn đến các chất chuyển hóa không có lợi cho cơ thể chứ không chỉ là chế biến không ngon. Đối với các hộ gia đình không có thời gian đi chợ/ siêu thị thường xuyên do bận rộn công việc, hoặc đối với những cơ sở suất ăn công nghiệp, việc bảo quản thực phẩm là vô cùng quan trọng. Để giữ cho thực phẩm tươi lâu và đảm bảo an toàn, vệ sinh và dinh dưỡng, bạn cần bảo quản thực phẩm đúng cách. Đối với những thực phẩm khác nhau, sẽ có cách bảo quản khác nhau nhưng nguyên tắc cơ bản cần biết:
Mục Lục Bài Viết
Nguyên tắc bảo quản thực phẩm
Nguyên tắc 1 – Thực phẩm đã nấu chín:
Khi cần bảo quản thức ăn đã nấu chín, cần để nguội trước khi cho vào tủ lạnh vì khi thức ăn còn nóng mà bảo quản lạnh ngay lập tức dễ dẫn đến thức ăn bị biến chất, hỏng nhanh hơn. Ngoài ra, dù đã để nguội, nhưng khi cho vào tủ lạnh, cần gói thức ăn vào hộp kín, đậy nắp cẩn thận để tránh gây anh hưởng hoặc bị ảnh hưởng từ các thực phẩm khác trong tủ lạnh. Đó là Cách bảo quản thực phẩm cơ bản nhất.
Nguyên tắc 2 – Phân loại thực phẩm:
Thực phẩm sống và chín rất khác nhau về bản chất nên rất cần phân loại thực phẩm và bảo quản riêng biệt nhau. Kể cả thức ăn dư thừa cũng phải để riêng và đậy kín.
Nguyên tắc 3 – Sơ chế thực phẩm:
Cách bảo quản thực phẩm: Các thực phẩm thịt sống hay hoa quả tươi cần được sơ chế hoặc vệ sinh sạch trước khi cho vào tủ lạnh sẽ giúp loại trừ các vi khuẩn và ngăn ngừa mầm bệnh phát triển.
Nguyên tắc 4 – Cấp đông và rã đông
Rã đông thực phẩm đã đông đá cần phải đúng cách để giữ thực phẩm không mất đi chất dinh dưỡng vốn có. Có 2 cách rã đông: đưa thực hẩm đông vào ngăn mát tủ lạnh hoặc ngâm trong nước lạnh. Có thể thêm chút gừng hoặc muối vào nước lạnh để thực phẩm (thịt, cá) tươi hơn.
Cách bảo quản từng loại thực phẩm cụ thể:
Cách bảo quản thực phẩm đối với Thịt, cá, tôm:
Trước khi cấp đông loai thực phẩm này, bạn cần rửa sạch và chia thành từng phần nhỏ, vừa bằng các bữa ăn. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể ướp sẵn gia vị trước khi cho vào tủ đông. Khi rã đông để nấu ăn, bạn cần đưa thực phẩm xuống ngăn mát tủ lạnh trước 4-6 tiếng. Việc này giúp thịt cá rã đông một cách từ từ và tự nhiên nhất, hàm lượng dinh dưỡng vì đó mà không bị mất đi.
Cách bảo quản thực phẩm Rau, củ, quả:
Có rất nhiều người gặp sai lầm khi rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh. Cách làm này khiến rau củ của bạn dễ héo và dập hơn. Thay vì vậy, bạn nên nhặt rau, lá bị sâu, loại bỏ phần rau, củ bị dập và để ở nơi thoáng mát. Đối với các loại rau củ chịu được nhiệt độ lạnh như (bắp cải, cà rốt, …), bạn có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh sau khi bọc kỹ trong túi nilon. Cần tây, súp lơ, xà lách bạn còn có thể dùng giấy bạc để quấn quanh. Chúng sẽ giúp tươi lâu hơn thậm chí đến 2-3 tuần. Đối với trái cây, bạn có thể rửa sạch và lau khô hoặc để ráo nước rồi để vào ngăn mát tủ lạnh. Chú ý cần chọn rau củ quả tươi, không héo úa, màu sắc tự nhiên. Riêng chuối, bạn không nên cho vào tủ lạnh vì sẽ làm chuối nhanh bị hỏng, dễ thâm đen. Chuối cũng không nên để chung với loại hoa quả khác, vì chuối có thể giải phóng khí làm cho các loại hoa quả khác chín nhanh hơn.
Cách bảo quản thực phẩm như Giò chả:
Đây là loại thực phẩm dễ ăn và rất được ưa dùng của các gia đình Việt. Nếu giỏ chả chưa dùng hết, bạn cần bọc kín mặt cắt bằng màng bọc thực phẩm sau đó cho vào túi nilon và để vào tủ lạnh. Với Cách bảo quản thực phẩm này, trong vòng 10 ngày, giò chả sẽ không bị khô, thâm đen và hỏng.
Cách bảo quản thực phẩm Đối với các loại gia vị: Hành lá, hẹ, ớt
Các loại gia vị như hành lá, hẹ, ớt đều là những gia vị giúp tăng khẩu vị cho món ăn hằng ngày. Đối với hành lá, hẹ sau khi mua về, bạn cần nhặt lá úa, dập, rửa sạch và thái nhỏ ra. Sau đó, cho vào chai nhựa, đậy kín và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Khi cần dùng, bạn chỉ cần lấy ra lượng vừa đủ ăn. Đối với ớt, chúng ta thường bảo quản ớt trong ngăn mát tủ lạnh, nhưng muốn bảo quản ớt được tươi lâu hơn nữa, bạn cũng rửa sạch và cho vào hộp để vào ngăn đá. Màu sắc và độ tươi của ớt sẽ được giữ lại như ban đầu. Một số gia đình lại chọn cách chế biến ớt thành món ngâm để giữ ớt được lâu hơn.
Tuy nhiên, tốt nhất không nên tích trữ quá nhiều thực phẩm trong một thời gian dài. Một phần, quá nhiều thức ăn sẽ ảnh hưởng việc bảo quản các thức ăn khác, diện tích bị thu hẹp dẫn đến rau quả dễ bị dập. Ngoài ra, bảo quản trong thời gian dài sẽ làm thức ăn khi chế biến mất dần vị ngon, dễ hỏng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đó là một vài Cách bảo quản thực phẩm mà Suất ăn công nghiệp Lê Thanh Sơn muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng sẽ có ích không chỉ riêng các bà nội trợ mà đến cả những cơ sở chế biến thực phẩm khác. Xin chân thành cảm ơn bạn đã theo dõi.