Chuối và Tỏi và 2 loại thực phẩm phổ biến bật nhất ở Việt Nam, hầu như là loại thực phẩm gia đình nào cũng có. Tuy nhiên nhiều người chưa biết ăn chuối và ăn tỏi sống có tác dụng gì. Hôm Nay Suất ăn công nghiệp Lê Thanh Sơn sẽ phân tích những công dụng và tư vấn sử dụng hiệu quả 2 loại thực phẩm “vàng” này.
Mục Lục Bài Viết
Ăn chuối có tác dụng gì?
Chuối là loại một loại cây được trồng để ăn trái. Các bộ phận khác của cây chuối như thân chuối, hoa chuối, lá chuối cũng được sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên, quả chuối là bộ phận mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho con người nhất. Chuối được trồng ở khắp nơi trên Thế giới nhưng tập trung đông ở vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Vậy ăn chuối có tác dụng gì và tác dụng như thế nào?
Trong các loại trái cây, chuối được xem là cực phẩm vì vô vàn lợi ích mà không phải loại quả nào cũng có thể mang lại. Ở quốc gia nhiệt đới như Việt Nam, chuối rất dễ kiếm, giá lại rẻ nên bất cứ ai cũng có thể mua được. Có nhiều loại chuối như: chuối xiêm (chuối sứ), chuối cau, chuối nàng hương, chuối tiêu…Chuối lúc chưa chín cây ăn có vị chát, hơi chua, chuối càng chín cây càng ngọt. Ngoài ra, có thể ăn chuối sấy khô phủ đường bên ngoài ăn như snack. Dĩ nhiên, ăn chuối tươi sẽ có nhiều lợi ích nhất. Vậy ăn chuối có tác dụng gì cho sức khỏe?
Ăn chuối có tác dụng gì đối với thể chất?
vitamin E và Beta Caroten giúp chuyển hóa thành vitamin A là những chất cần thiết cho thị lực, chúng giúp đôi mắt của bạn khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, chuối giúp duy trì hệ tim mạch, lưu thông máu huyết tốt, giảm khả năng đột quỵ vì giàu sắt và kali. Trong chuối có chất fructooligosaccharides giúp tối đa hóa việc hấp thụ canxi cho cơ thể. Vì vậy, ăn chuối có tác dụng giúp hệ xương chắc khỏe, hạn chế bị chuột rút. Khi ăn chuối, cơ thể bạn sẽ hấp thu đường trong máu chậm đi vì giàu protein và chất béo. Nhờ vậy mà lượng đường huyết ổn định, tránh các bệnh về tiểu đường tuýp II. Ăn chuối có tác dụng gì với hệ tiêu hóa không? Câu trả lời là có. Vì trong chuối có chứa prebiotic nên giúp bạn tiêu hóa thức ăn tốt hơn và việc đại tiện cũng dễ dàng hơn.
Ăn chuối có tác dụng gì đối với tinh thần?
Vì trong chuối có chứa vitamin B9, aka folate, tryptophan – là chất có thể chuyển đổi thành serotonin có tác dụng điều hòa thần kinh, giảm căng thẳng. Những người đang phải chịu đựng cơn trầm cảm nặng nề có thể dùng chuối thường xuyên nhằm cải thiện tâm trạng, cảm thấy vui vẻ hơn. Đối với phụ nữ, trước mỗi kì kinh nguyệt nên ăn chuối để giảm những triệu chứng khó chịu. Ngoài ra, ăn chuối giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn và sâu hơn.
Những lưu ý khi ăn chuối
Mỗi ngày bạn nên ăn 2 quả chuối, không nên ăn quá nhiều vì sẽ gây dư lượng glucose trong máu và dễ gây sâu răng. Trong chuối có hàm lượng kali khá cao nên những người bệnh tim và thận không nên dùng nhiều chuối nhằm tránh để các bộ phận trên hoạt động quá tải gây nên những tổn thương.
Ăn tỏi sống có tác dụng gì?
Tỏi, một gia vị “vàng”
Tỏi thuộc họ hành, có mùi nồng thường được sử dụng để làm gia vị trong nấu ăn. Ngoài ra, nhờ các công dụng của mình, tỏi còn được sử dụng để làm thuốc. Ngoài việc chế biến tỏi thành những gia vị thơm ngon đậm đà như nước mắm tỏi ớt, tỏi phi…tỏi còn được nhiều người ăn sống. Vậy ăn tỏi sống có tác dụng gì đối với cơ thể mà nhiều người lại sử dụng như một thần dược trong gia đình?
Tác dụng sức khỏe và làm đẹp
Tỏi có nhiều công dụng, trong đó việc ăn tỏi sống với lượng vừa phải mỗi ngày giúp cơ thể có sức đề kháng với nhiều bệnh tật. Ăn tỏi sống giúp cung cấp chất allicin phòng ngừa cảm cúm. Nếu đã bị cảm, ăn tỏi sống có tác dụng xoa dịu bệnh, giảm đau họng, ho và làm nhanh chóng hết bệnh hơn thông thường đến 70%. Chất allicin có trong tỏi cũng góp phần ngăn chặn và giảm sự phát triển các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng và ung thư dạ dày. Trong tỏi còn có chất polysulfides, lưu huỳnh giúp kiểm soát lưu lượng máu, ổn định huyết áp ở mức an toàn cho cơ thể.
Đó là về các bệnh lý, còn đối với vấn đề làm đẹp, ăn tỏi sống có tác dụng gì không? Ăn tỏi sống không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng điều trị mụn trứng cá hiệu quả. Bằng cách thoa trực tiếp tỏi sống vào vết mụn, chất allicin có tác dụng diệt khuẩn, ngừa sẹo. Ngoài ra, tỏi còn có hiệu quả trong điều trị dị ứng và các bệnh ngoài da.
Những lưu ý khi ăn tỏi sống
Tuy đã biết ăn tỏi sống có tác dụng gì với cơ thể nhưng cũng cần lưu ý tác dụng phụ không mong muốn của nó. Không nên lạm dụng vì chúng có thể để lại những hậu quả khôn lường. Lượng vừa đủ cho cơ thể để phát huy tối đa tác dụng là 2 tép/ ngày. Nếu dùng quá nhiều có thể gây tổn thương gan, nôn ói, phù nề, gây chảy máu…. Những người không nên ăn tỏi sống nhiều là người có bệnh về gan, thận, mắt, đang bị tiêu chảy. Thai phụ ăn quá nhiều tỏi có thể dẫn đến sinh non, chảy máu. Dùng quá nhiều tỏi để sát trùng ngoài da hoặc bôi lên vết mụn có thể gây phỏng rộp. Lưu ý không ăn tỏi trước khi phẫu thuật và 2 tuần sau khi phẫu thuật vì có thể làm rối loạn đông máu. Không ăn tỏi khi thấy đã mọc mầm.
Hiểu biết những tác dụng cũng như lưu ý về việc dùng chuối hay tỏi sống sẽ giúp chúng ta tận dụng cơ hội có một sức khỏe tốt, phòng ngừa nhiều bệnh tật, sống lành mạnh mỗi ngày.